Tôi là người đã thoát khỏi sự đau khổ của già, đau, chết”. Thái tử liền hiểu được rằng, chỉ xuất gia tìm đạo là phương pháp cứu chúng sanh thoát khỏi bể khổ mênh mông

                                                                                      (Trích nguồn Huyền Thoại về Cuộc Đời của Đức Phật)

Theo sự xác định niên đại truyền thống, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakya thub-pa), còn được gọi là Đức Phật Cồ Đàm (Gau-ta-ma), sống trong khoảng thời gian từ năm 566 đến 485 trước Công Nguyên ở miền Trung Bắc Ấn Độ. Ngài được xác nhận là có thật trong lịch sử: là hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca – thuộc Ấn Độ ngày nay, sinh vào khoảng năm 624 TCN.

Thời niên thiếu, Đức Phật sống một cuộc đời hoan lạc. Ngài lập gia đình và có một người con trai, tuy nhiên, lúc hai mươi chín tuổi sau khi nhìn thấy cảnh khổ đau của những người già, bệnh tật và qua đời cùng vẻ ung dung thanh thản của 1 vị tu sĩ, thái tử Tất Đạt Đa phát tâm rời khỏi hoàng cung, tu học Phật quả. Cho đến vợ đẹp con yêu, Ngài cũng đành từ giã để đi tìm hạnh phúc chân thật cho chúng sanh đang đau khổ. Cử chỉ của Ngài ra đi nhắc nhũ cho muôn loài biết rằng hạnh phúc không thể tìm trong danh vọng tài sắc, và những người thật thương yêu chúng sanh phải tìm chơn lý để soi sáng cho chúng sanh. Ngài ra đi là cả một sức mạnh quyết tìm chơn lý, và chơn lý chỉ đến với những tâm hồn cao cả thoát tục, tràn đầy một lòng vị tha không bờ bến.

Thangka (còn được viết là Tangka hay Thanka) là loại tranh vẽ treo ở các tự viện hay nơi thờ Phật tại gia đình. Tranh Thangka được dùng như một công cụ thuyết pháp, thể hiện cuộc đời của Đức Phật, các vị Lạt ma danh tiếng cùng chư Bồ tát, thánh thần. Một đề tài đặc biệt phổ biến là Pháp luân. Loại Thangka màu thể hiện các đề tài Phật giáo: Đức Phật tọa thiền, cuộc đời Đức Phật, Pháp luân, Dược Sư Phật…
Trước đây, Thangka không dành để bán mà chỉ với mục đích tôn giáo, nhưng với nguyện vọng của nhiều người dân và khách du lịch muốn sở hữu một bức tranh quý tại nhà để mang lại hạnh phúc cho gia đình, tranh Thangka đã trở nên phổ biến hơn để quý Phật tử có thể dễ dàng thỉnh về tư gia theo mong muốn. Mỗi loại Thangka thường mang một ý nghĩa khác nhau, giúp những điều ước trở thành hiện thực như hòa bình, sức khỏe, trường thọ, thịnh vượng, thành công hay may mắn…

Thích Ca Mâu Ni đã đi đến rất nhiều nơi xa xôi để truyền bá Phật Giáo đem đến cho con người sự cứu rỗi. Bên bờ sông Câu Thi Na, Ngài cùng các đệ tử dùng một bữa ăn được dâng lên bởi một người thợ rèn. Sau đó, Ngài cảm thấy không được khỏe. Vào đêm trăng tròn đúng tháng sinh của mình, năm 483 TCN, Thích Ca Mâu Ni đã truyền dạy đệ tử lần cuối trước khi nhập Niết Bàn.

Ngài là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Tượng phật  là biểu tượng của phật giáo, mang ý nghĩa tín ngưỡng và tâm linh, theo đạo phật. Phật thích ca là vị phật chuyên cứu hóa chúng sinh lầm than, phổ độ chúng sinh, cứu giúp, chỉ lối soi đường cho chúng sinh có cuộc sống hạnh phúc. Thờ phụng tượng Phật đã trở nên rất phổ biến ở khắp mọi nơi. Chúng ta có thể dễ dàng thấy ở những nơi tôn nghiêm như ngôi chùa, đền, tu viện trên khắp thế giới. Gia chủ thường thờ cúng trong nhà hoặc những nơi tôn nghiêm với mong muốn may mắn hạnh phúc mang đến điều tốt lành cho gia chủ. Thờ Phật để tỏ lòng biết ơn Ngài đã dẫn dắt chúng ta đi theo con đường sáng suốt, để luôn nhìn thấy gương sáng của Ngài, với các đức tính từ bi, trí tuệ, thanh tịnh, từ đó nhắc nhở chúng ta làm điều thiện, không làm việc sai trái.

Tượng Phật Thích Ca

Về hình dáng đặc của tượng Phật Thích Ca: Tóc Phật Thích Ca có thể búi tóc hoặc có các cụm xoắn ốc. Phật Thích Ca mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu, nếu có hở ngực thì trước ngực không có chữ “vạn”. Phật có thể ngồi trên tòa sen, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư. Ở tư thế tay, tay tượng Phật Thích Ca có thể xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền, ấn chuyển pháp luân hoặc ấn kim cương hiệp chưởng… Phật cũng có thể cầm một chiếc bát màu đen hoặc xanh đen, dấu hiệu cho giáo chủ. Tượng Phật Thích Ca Mầu Ni có thể được minh họa cùng hai vị tôn giả là Ca Diếp (vẻ mặt già, bên trái) và A Nan Đà (vẻ mặt trẻ, bên phải). Đây là hai đại đệ tử của Phật Thích Ca khi ngài còn ở thế gian.

Tượng Phật Thích Ca lưu ly Nibour tone màu vàng cam sáng rực rỡ, mang lại cảm giác yên bình ấm áp cho quý Phật tử khi ngắm nhìn hoặc tôn thờ trong gia trang

Việc thờ phượng này còn đưa Phật giáo thâm nhập vào tận hạ tầng cơ cấu của các văn hóa khác, làm cho mọi khả năng căn tính của con người đều được chuyển hóa. Không những thế, việc thờ phượng còn làm phát triển các nghệ thuật đúc, khắc, chạm, vẽ nơi kim loại, trên đá, trên gỗ, trên vách, trên giấy… đến mức độ tuyệt luân.  

Đến với The Silk Road bạn sẽ tham khảo và chọn lựa cho mình những vật phẩm nghệ thuật Mật Thừa như Tượng Phật tranh Thangkar, Mandala, và các sản phẩm khắc bát Cát Tường vô cùng tinh xảo và độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo vùng Himalaya.

Phật Thích Ca người đã truyền bá thông điệp từ bi và trí tuệ đến mọi người bằng con đường chuyển hóa thân tâm
Bộ ba tượng Phật Thích Ca, A Di Đà, Dược Sư được chạm khắc thủ công từ đồng không nguyên khối, được gia trì tại Nepal

The Silk Road – Chuyên Kinh Doanh Các Sản Phẩm Độc & Lạ

Địa chỉ showroom: Số 15 Phan Kế Bính, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cách thức mua hàng: Quý khách có thể mua hàng trực tiếp tại showroom hoặc COD nội thành TP. HCM, chuyển khoản thanh toán với các Tỉnh/ Thành phố khác.

Hotline tư vấn: 0918.688.916

Facebook: www.facebook.com/thesilkroad.antique/