Người cư sĩ tại gia, không ít thì nhiều, thường hay đến chùa để lạy Phật, nghe Pháp, tụng Kinh, thân cận Thiện-tri-thức để tập hướng mình đến đời sống tu hành giải thoát. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian rãnh rỗi đến chùa bởi những bộn bề lo toan của đời sống thế tục. Do đó, lập bàn thờ Phật tại gia có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tu hành tinh tấn của người cư sĩ. 

1. NHỮNG LƯU Ý CHUNG:

? Thờ Phật quý tại tâm thành, tu Phật quý tại thực hành tinh chuyên y lời Phật dạy, tâm lành trang nghiêm thì chư Phật – chư Hộ Pháp ắt sẽ gia trì, lẽ tự nhiên bàn thờ Phật tại gia sẽ rất trang nghiêm, linh hiển mà không cần bất cứ lễ nghi nào khai quang điểm nhãn cả.

? Tuyệt đối không thờ Phật để cầu danh lợi, con cái, giàu sang phú quý… mà rơi vào tà kiến, nghiệp mang. Tất cả đều phải thuận theo luật nhân-quả, khế hợp với tâm Từ Bi Hỷ Xả – Vô ngã – Vô cầu của nhà Phật thì việc thờ Phật mới đúng Pháp trang nghiêm, tự khắc sẽ được chư Phật – chư Hộ Pháp 10 phương gia trì tu tiến.

? Thỉnh Phật, Bồ Tát ra khỏi cửa hàng là đi thẳng về nhà ngay, không ghé dừng lại giữa đường ở bất kỳ nơi đâu. Khi về đến nhà lập tức thượng an vị Phật lên bàn thờ, không để trên bàn hay ghế… Do đó, gia chủ cần chuẩn bị mọi thứ trên bàn thờ Phật cho chu đáo trước khi thỉnh tượng Phật về an vị.

 

2. LẬP VÀ BÀY TRÍ BÀN THỜ PHẬT.

? Đặt bàn thờ Phật ở sảnh giữa nhà, cao khỏi đầu, áp lưng vào tường vững chắc. Bàn thờ quay ra cửa (hướng) chính của căn nhà, tức bất kỳ ai, người sống cũng như đã khuất, vừa bước vào nhà là thấy ngay bàn thờ Phật mà thành tâm phụng lễ. Điều này không chỉ lợi lạc cho mọi người trong gia đạo (người còn sống) mà còn cả chúng sanh trong cảnh giới vô vi (trong đó có người đã khuất), nếu gia chủ tu hành chân chánh.

? Tuyệt đối không hướng bàn thờ Phật đối diện với lò, bếp, dây treo quần áo, phòng ngủ, nhà vệ sinh hoặc những nơi xú uế, bất tịnh. Không dựa bàn thờ Phật vào tường nhà tắm, nhà vệ sinh, cầu thang.

? Bàn thờ Phật nên bày trí sao cho đơn giản mà trang nghiêm, tránh cầu kỳ rối rắm. Cần chuẩn bị:

– Bình hoa: tốt nhất là dùng hoa sen, hoa huệ. Để bình hoa ở bên phải bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào.
– Dĩa đựng trái cây: Đặt dĩa trái cây ở bên trái bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào. Dĩa đựng trái cây cúng dường Phật không được dùng cho bàn thờ gia tiên hay dùng cho việc khác (tương tự cho các bàn thờ khác, không dùng qua lại lộn xộn).
– Chỉ dâng hoa quả cúng dường Phật mà thôi, tuyệt đối không cúng mặn. Không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ… để dâng cúng trên bàn thờ Phật mà tạo nghiệp.

 

3. AN VỊ TƯỢNG PHẬT:
? Khi đã chuẩn bị mọi thứ xong, bày trí sẵn sàng (như đã giảng ở trên) mới thỉnh hình tượng Phật về để an vị. Nhớ rằng thỉnh về ngay tư gia mà thượng Phật lên bàn thờ, làm lễ an vị. Thắp 1 hoặc 3 nén hương, mọi người trong gia đạo quỳ trước chư Phật (bàn thờ Phật) mà khấn rằng:

– Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
– Chúng con tên… Pháp danh… Tuổi… Ngụ tại….`
– Nay quỳ trước Phật đài, chúng con xin đảnh lễ an vị Phật tại tư gia… Nguyện hồng ân Tam Bảo 10 phương gia hộ cho mọi người trong gia đạo chúng con nói riêng, pháp giới chúng sanh nói chung được khai tâm mở trí, sám hối nghiệp chướng bao đời, thấm nhuần Phật Pháp mà tu hành tinh tấn đúng theo Chánh Pháp Phật…
– Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Lời bàn:  Tất cả vạn sự đều thuận theo nhân – quả chí công là chơn lý tuyệt đối thì tâm đức của mỗi người trong gia đạo biểu hiện qua thân – khẩu – ý mới chủ phần quyết định họa hay phúc… chớ không phải do nơi Thánh Thần thưởng phạt ưa ghét. Tâm xấu ác, bất thiện thì thờ phụng Thánh Thần vô ích, hỏi ai độ cho, bởi nhân quả công bằng! Còn tâm lành, “nhân” thiện thì lẽ tự nhiên chiêu cảm “quả” ngọt chắc chắn mà thôi.

 

The Silk Road – Chuyên Kinh Doanh Các Sản Phẩm Độc & Lạ, Trang Sức Nghệ Thuật

Địa chỉ showroom: 1A Công Trường Mê Linh (Cổng Thi Sách), Phường Bến Nghé, Q.1, TP HCM

Cách thức mua hàng: Quý khách có thể mua hàng trực tiếp tại showroom hoặc COD nội thành TP. HCM, chuyển khoản thanh toán với các Tỉnh/ Thành phố khác.

Hotline tư vấn: 0918.688.916

Facebook: www.facebook.com/thesilkroad.antique/

Và: https://www.facebook.com/thesilkroad.jewellery