Kim cương chử hay chùy kim cương là một trong những biểu tượng quan trọng của Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ giáo. Đặc biệt, nó là biểu tượng của Kim cương thừa. Theo ngôn ngữ Tây Tạng, chùy kim cương có tên là dorje (Wylie: rdo-rje). Dorje còn có nghĩa là một cái vương trượng nhỏ được các vị lạt-ma Tây Tạng cầm ở bên tay phải trong các buổi lễ tôn giáo.

Kim cương chử trong phật giáo Tantra

Trong các cuộc hành lễ Phật giáo Tantra, kim cương chử và kiền trùy là cặp pháp khí được sử dụng cùng nhau. Trong đó, kim cương chử tượng trưng Nam, còn kiền trùy tượng trưng cho Nữ. Có học giả cho rằng kim cương chử tượng trưng cho sinh thực khí nam còn kiền trùy  thì tượng trưng cho sinh thực khí nữ.

chuong-chuy-kim-cang
Ảnh: The Silk Road

Trên đỉnh của kiền trùy dùng trong nghi lễ Phật giáo Tantra cũng có gắn một kim cương chử với vai trò cán chuông. Pháp khí này được gọi là vajraghanta. Kim cương chử còn được phối cặp với hoa sen. Trong đó, kim cương chử biểu thị dương và kiến thức, còn hoa sen biểu thị âm và lý tính.

Hình ảnh 2 vật phẩm tâm linh song trùng đặt chéo nhau có thể tạo nên bố cục cơ bản của Mạn đà la, tạo thành 4 điểm biểu thị 4 phương của vũ trụ. Nó cũng xuất hiện qua nhiều hình dáng như một trong những vòng bảo vệ chung quanh phần trung tâm của Mạn đà.

Pháp khí của Phật giáo Tây Tạng

Pháp khí Mật Tông hay phật khí là những dụng cụ dùng để thực hành các loại pháp sự. Chúng được dùng để dâng cúng chư Phật hoặc đạo tràng. Ngoài ra còn là dụng cụ tu chứng Phật pháp. Pháp khí của Phật giáo Tây Tạng đại khái có thể phân chia kính lễ, tán tụng, cúng dường, trì nghiệm, hộ thân và khuyến giáo.

chuy-kim-cang1
Ảnh: The Silk Road

Phật giáo Tây Tạng sở hữu một lượng pháp khí phong phú, được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, chủ yếu đúc bằng vàng, bạc, đồng, tạo hình sâu sắc, mỗi loại pháp khí mang một hàm nghĩa tôn giáo khác nhau, ý nghĩa thần bí khó nghĩ khó bàn chỉ trong dăm ba câu.

Pháp khí đầu tiên phải kể đến là chày kim cương, tượng trưng cho trí tuệ. Tương truyền ngài Liên Hoa Sanh (Guru Rinpoche) đã từng thực hành đàn pháp kilaya với pháp khí này để thành tựu.

chuong-chuy-kim-cang-1
Ảnh: The Silk Road

Chày kim cương, hay còn gọi là chày yết ma, là pháp khí của Mật giáo. Do chày 3 cạnh đặt giao nhau tạo thành hình chữ thập, tượng trưng cho chí tác nghiệp vốn có của chư phật, thuộc về luân bảo. Khi tu pháp, bốn góc trên đàn lớn đều đặt một yết ma kim cương với ý nghĩa tượng trưng cho sự phá trừ 12 nhân duyên. Pháp khí này còn có tên gọi là yết ma kim cương, thập tự yết ma, thập tự kim cương, luân yết ma.

Chày kim cương đại diện cho chân đế cùng cực, mỗi hình nguyệt luân trên mặt hoa sen tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng, đại diện cho sự kết hợp giữa phương tiện và trí tuệ, chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối cũng như sự hợp nhất tâm Bồ đề của tục đế và chân đế.

Phân loại

Có thể điểm qua những loại chày kim cương huyền thoại của dưới đây:

  • Kim cương chử một mũi nhọn: loại này chỉ có một mũi nhọn ở phía tay cầm. Kim cương chử này tượng trưng cho sự kết hợp giữa thế giới vật chất và thế giới tinh thần. Trong các phái Mật tông, loại này chỉ được dùng bởi các nhà sư sơ cấp và biểu thị cho thực thể Duy nhất của Pháp.
  • Kim cương chử hai mũi nhọn: loại này biểu thị tính nhị nguyên đối đãi của hình tướng ngoại vật. Tuy nhiên, loại này rất ít khi được sử dụng hay biểu thị.
  • Kim cương chử ba mũi nhọn: đây là loại thường thấy nhất. Nó có 3 mũi nhọn ở mỗi đầu hoặc là khum, cong chụm đầu vào giữa, hoặc là hai mũi ngoài cong, khum vào mũi thẳng ở giữa. Ba mũi này biểu thị tam bảo: Phật, Pháp, Tăng và tam mật Ngữ, Ý, Hành. Trong loại này có luân hồi thiền trượng là loại được tạo thành bởi hai thiền trượng kép với ba mũi nhọn xếp thành hình chữ thập. Nó tượng trưng cho diệu đế và tương ứng với Pháp luân. Nó còn được gọi là visvavarna – vajra.
  • Kim cương chử bốn mũi nhọn: loại này ít được thấy. Nó tượng trưng cho 4 biến cố lớn trong đời Phật Cồ Đàm, bốn kỳ phổ độ Phật pháp và bốn Đại Phật.
  • Kim cương chử năm mũi nhọn: tượng trưng cho năm loại minh trí. Theo Louis Frédéric, nó còn tượng trưng cho 5 nguyên tố.
  • Kim cương chử chín mũi nhọn: loại này khá hiếm thấy, chủ yếu bắt gặp ở Tây Tạng. Ý nghĩa của nó có thể tượng trưng cho Ngũ trí Như Lai(Jinas) và bốn vị Bồ Tát.

The Silk Road

The Silk Road – Chuyên Kinh Doanh Các Sản Phẩm Độc & Lạ

Địa chỉ showroom: Số 15 Phan Kế Bính, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cách thức mua hàng: Quý khách có thể mua hàng trực tiếp tại showroom hoặc COD nội thành TP. HCM, chuyển khoản thanh toán với các Tỉnh/ Thành phố khác.

Hotline tư vấn: 0918.688.916

Facebook: www.facebook.com/thesilkroad.antique/