Đông trùng hạ thảo là một loại thảo dược có bản chất là dạng ký sinh của nấm trên cơ thể ấu trùng bướm, được xem là sự kỳ diệu của thiên nhiên với những công dụng tuyệt vời mang lại cho sức khỏe con người.
Sự hình thành loại dược liệu quý hiếm này là một sự kết hợp tuyệt diệu và một quá trình phát triển độc đáo, đồng thời cũng là lời giải thích cho tên gọi đông trùng hạ thảo: Vào cuối thu trên những vùng đất cao thuộc dãy Himalaya và cao nguyên Tây Tạng, sau khi phát triển đến mức cực đại, ấu trùng bắt đầu đi tìm những nơi đất mềm, xốp để chui xuống tìm chỗ ngủ đông. Nhưng nó không ngủ đông một mình, bởi trước đó, bào tử của một loài nấm túi đã theo đường ăn uống hoặc hô hấp của ấu trùng mà thâm nhập vào và ký sinh trong nó.
Chỉ những cuộc gặp gỡ giữa ấu trùng của loài bướm thuộc chi Thitarodes Viette và bào tử nấm thuộc chi Ophiocordyceps (hoặc chi Cordycep) mới có khả năng hình thành đông trùng hạ thảo mà thôi. Vào lúc này, chúng vẫn mang hình hài ấu trùng nên gọi là “đông trùng”. Đến mùa xuân, khi thời tiết ấm áp, những tế bào nấm tiến hành phân bào và phát triển mạnh mẽ nhờ vào việc hấp thụ dưỡng chất từ ấu trùng. Cứ thế nó lớn lên, làm chết vật chủ (ấu trùng) và đến hạ phát triển thành cây nấm – “hạ thảo”.
Theo ý kiến chuyên gia, đông trùng hạ thảo mọc ở khu vực Nagqu, Tây Tạng, có chất lượng tốt nhất. Đây là nơi có điều kiện môi trường tự nhiên ưu việt, thích hợp cho loại sâu cỏ này sinh trưởng và phát triển.
Khu vực này cao khoảng 4.500-6.000 m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình trong năm là 0-3 độ C, cao và lạnh hơn nhiều so với các nơi có đông trùng hạ thảo sinh trưởng khác, rất ít người sinh sống, lại không có công xưởng.
Độ cao so với mặt biển lớn, khí hậu thảo nguyên cao hàn, môi trường tự nhiên không bị ô nhiễm và chỉ chịu ảnh hưởng rất nhỏ của nhân tố con người, trở thành điều kiện lý tưởng để tạo ra loại dược liệu với chất lượng tối ưu.
Công dụng của Đông trùng hạ thảo đối với sức khỏe:
Trong y học cổ truyền Trung Hoa và Tây Tạng, đông trùng hạ thảo được xem là có sự cân bằng tuyệt vời giữa âm và dương, bởi nó vừa là thực vật vừa là động vật, được hình thành vào mùa đông và trưởng thành vào mùa hạ. Cho nên đông trùng hạ thảo được xem là một vị thuốc quý, có thể chữa được “bách hư bách tổn”.
Tác dụng chữa bệnh của đông trùng hạ thảo Y học phương Đông và phương Tây dựa trên những nền tảng khác nhau nên đến nay vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất. Nhưng đối với đông trùng hạ thảo thì cả hai bên không chỉ cùng nhất trí về tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của đông trùng hạ thào mà còn bổ sung cho nhau trong việc đưa đông trùng hạ thảo trở thành huyền thoại trong y học: phương Đông phát hiện và đưa đông trùng hạ thảo vào việc chữa trị hầu hết các loại bệnh, phương Tây kiểm chứng lại những giả thuyết về tác dụng chữa bệnh của đông trùng hạ thảo của phương Đông bằng thực nghiệm.
Dưới đây là phần lược dịch và tóm tắt những tác dụng của đông trùng hạ thảo theo nghiên cứu công bố trên Tập San Nấm Dược Liệu Quốc Tế (International Journal of Medicinal Mushrooms):
– Hỗ trợ điều trị ung thư:
Các nghiên cứu lâm sàng được tiến hành tại Nhật Bản và Trung Quốc đã cho thấy các bệnh nhân bị các chứng ung thư khác nhau được tiêm 6 gram đông trùng hạ thảo mỗi ngày kết hợp với hoá trị trong vòng 2 tháng đã làm giảm đáng kể kích thước khối u, trong khi đó, các bệnh nhân được chữa trị bằng phương pháp bức xạ hay hoá trị liệu thì bệnh trạng không chuyển biến đáng kể.
– Hỗ trợ chữa các bệnh liên quan đến thận:
Nhờ khả năng làm tăng nồng độ17-hydroxy-corticosteroid và 17-ketosteroid trong cơ thể nên đông trùng hạ thảo có thể giúp hỗ trợ điều trị và phục hồi chứng năng hầu hết các bệnh và triệu chứng liên quan tới thận như suy thận mãn tính, suy giảm chức năng thận, tổn thương thận, v.v.
– Tác động đến hệ miễn dịch:
Đông trùng hạ thảo không chỉ kích thích hệ miễn dịch mà còn, kỳ diệu thay, có khả năng ức chế hệ miễn dịch. Năm 1996, các nhà khoa học đã thật sự kinh ngạc khi phát hiện chính loại dược liệu họ sử dụng bấy lâu để kích thích hệ miễn dịch (giúp bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh xâm nhập và loại bỏ các chất gây hại trong cơ thể) cũng có khả năng ức chế hệ miễn dịch (vốn rất quan trọng trong phẫu thuật cấy ghép nội tạng – giữ cho nội tạng mới ghép không bị tổn thương).
– Tác dụng của đông trùng hạ thảo trong việc điều tiết đường huyết, kiểm soát bệnh tiểu đường:
Một lĩnh vực được quan tâm đặc biệt là khả năng hỗ trợ điều tiết lượng đường trong máu của đông trùng hạ thảo. Thử nghiệm cho thấy, 95% bệnh nhân tiểu đường sử dụng 3gram đông trùng hạ thảo mỗi ngày có sự chuyển biến trong lượng đường huyết, trong khi chỉ có 54% bệnh nhân trong nhóm điều trị bằng các phương pháp khác có thay đổi.
– Tác dụng của đông trùng hạ thảo trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến phổi:
Đông trùng hạ thảo có khả năng tăng cường hiệu năng sử dụng oxy trong cơ thể, cùng với các chiết xuất từ nó đã được chứng minh có thể giúp hỗ trọ điều trị nhiều bệnh về đường hô hấp, bao gồm cả các bệnh nghiêm trọng như hen suyễn, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), viêm phế quản, giúp ức chế cơn co khí quản,v.v.
– Công dụng của đông trùng hạ thảo trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tim:
Phân tích hoá học cho thấy đông trùng hạ thảo có adenosine, deoxy-adenosine, nucleotide adenosine và các loại nucleotide tự do khác,v.v. giúp giữ ổn định và điều chỉnh rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, các digoxin, hydrochlorothiaside, dopamine và dobutamine trong đông trùng hạ thảo giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân suy tim mãn tính, như làm tăng các điều kiện chung về thể chất, sức khoẻ, chức năng tim cũng như về đời sống tình dục.
– Tác dụng của đông trùng hạ thảo trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến gan:
Gần như tất cả các nghiên cứu về mối quan hệ giữa đông trùng hạ thảo và chức năng gan đều cho thấy đông trùng hạ thảo giúp tăng hiệu quả hoạt động của gan. Ngày nay, đông trùng hạ thảo thường được sử dụng trong điều trị sơ gan, viêm gan B, C mãn tính tại nhiều nước ở châu Á. Ngoài ra, đông trùng hạ thảo còn được sử dụng kết hợp với một số loại nấm dược liệu khác để hỗ trợ cho lamivudine trong điều trị viêm gan siêu vi B.
– Hỗ trợ điều trị rối loạn và suy giảm chức năng tình dục:
Đông trùng hạ thảo được sử dụng trong nhiều thế kỷ để hỗ trợ điều trị rối loạn và suy giảm chức năng tình dục cho cả nam và nữ, các trường hợp giảm ham muốn, bất lực, vô sinh. Đông trùng hạ thảo đã được chứng minh trong nhiều thí nghiệm trên các bệnh nhân ở nhiều lứa tuổi kể cả phụ nữ và đàn ông đã có tuổi, và cả người già đều cho thấy đông trùng hạ thảo giúp phục hồi và hỗ trợ điều trị hầu hết các vấn đề liên quan đến chức năng sinh dục, sinh sản của cơ thể.
– Làm giảm lượng cholesterol trong máu:
Mặc dù tăng cholesterol trong máu thường không được coi là một bệnh, nhưng nó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy cơ thể đã bị rối loạn chức năng trao đổi chất và nguy cơ về tim mạch. Đông trùng hạ thảo đã được kiểm chứng là có tác dụng tốt trong việc làm giảm lượng cholesterol trong máu.
– Chống mệt mỏi:
Đông trùng hạ thảo làm gia tăng ATP (Ađênôzin triphôtphat — nguồn năng lượng cho mọi hoạt động của tế bào) và oxy trong cơ thể giúp cho người sử dụng luôn khoẻ mạnh và không bị các triệu chứng mệt mỏi.
Ngoài ra, đông trùng hạ thảo thường được dùng làm thuốc bổ dùng cho người gầy yếu, người mới khỏi bệnh hiểm nghèo.v.v. Những tác dụng khác của đông trùng hạ thảo vẫn đang được nghiên cứu và phát hiện thêm từng ngày.
Cách dùng đông trùng hạ thảo để tác dụng của đông trùng hạ thảo đạt được là cao nhất:
Có nhiều cách dùng đông trùng hạ thảo để bồi bổ sức khoẻ và chữa bệnh
Cách 1: Đông trùng hạ thảo hầm gà (hoặc vịt, bồ câu, chim cút)
– Nguyên liệu: 5-10g đông trùng hạ thảo, 1 con gà mái (1500g), 15g bột ngọt, 30g tiêu xanh, 30g gừng, 10g muối ăn, 100ml rượu vang, 2000ml nước.
– Phương pháp: Gà được làm sạch và loại bỏ nội tạng, sau đó cho các thành phần còn lại vào và đun lửa nhỏ trong vòng 2 giờ (có thể sử dụng nồi áp suất để rút ngắn quá trình hầm) là có thể sử dụng được.
Cách 2: Đông trùng hạ thảo hầm baba
– Nguyên liệu: Ba ba 1 con (bỏ đầu, chia thành 4 miếng), đông trùng hạ thảo 10g, đại táo 10 quả (bỏ hột), hành (cắt đoạn), gừng (thái phiến), tỏi (đập dập) và gia vị vừa đủ.
– Chế biến: Ba ba cho vào nồi luộc sôi rồi vớt ra, cắt rời 4 chân, bóc bỏ mỡ ở chân, rửa sạch, cho vào bát cùng với đông trùng hạ thảo, đại táo, gừng, hành, tỏi và gia vị rồi hấp cách thủy trong 2 giờ. Ăn trong ngày.
Cách 3: Đông trùng hạ thảo ngâm rượu
– Nguyên liệu: 50g đông trùng hạ thảo ngâm với 1.5 lít rượu trắng.
– Phương pháp: Ngâm đông trùng hạ thảo trong rượu khoảng 20-30 ngày, sau khoảng thời gian trên có thể dùng mỗi ngày từ 15-20ml .
Cách 4: Đông trùng hạ thảo hãm kiểu uống trà
Dùng khoảng từ 1-2g đông trùng hạ thảo ngâm trong cốc nước nóng 60-70 oC khoảng 5 phút và uống rồi nhai hết cả xác.
Cách 5: Đông trùng hạ thảo nghiền bột nấu cháo
Dùng từ 1-2g đông trùng hạ thảo xay nhuyễn và rắc lên bát cháo (hoặc có thể hầm cháo với những thực phẩm khác).
Phân biệt Đông trùng hạ thảo thật và giả:
Đông trùng hạ thảo do chất đệm nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Đầu sâu non giống như con tằm, dài chừng 3-5 cm, đường kính khoảng 0,3-0,8 cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn. Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.
Còn đông trùng hạ thảo giả thường được làm từ thân củ của địa tàm và thảo thạch. Quan sát hàng giả sẽ thấy có cạnh gờ hơi cong và số đốt là 3-15, bên ngoài có màu vàng nhạt, dài độ 2-3 cm, đường kính 0,1-1 cm, đặc biệt chất giòn, mặt cắt có màu trắng. Ngoài ra còn một loại giả đông trùng hạ thảo nữa được làm từ bột ngô, bột mạch hay thạch cao… Chúng được sản xuất bằng cách gia công ép màng nên bên ngoài có màu trắng ngà, hình sâu non nhẵn bóng, rõ các vằn khía, mặt cắt có màu trắng nhạt. Cầm thấy nặng, không nhẹ bông như thật, khi nhai lâu thì dính răng. Hàng giả thì sâu non không có chân, vị ngọt, dính.
Những lưu ý khi sử dụng:
Cụ thể là Đông trùng hạ thảo không thích hợp dùng cho trẻ nhỏ. Hơn nữa Đông y quan niệm bệnh lý theo âm dương ngũ hành, thuốc đông dược thường sử dụng cũng dựa theo khái niệm này để điều trị. Trẻ em, đặc biệt trẻ từ 5 tuổi trở xuống, theo quan niệm của đông y là cơ thể ở dạng “thuần dương vô âm” tức là cơ thể trẻ thường “nóng”, nên trong điều trị không nên sử dụng những thuốc bổ có tính ấm nóng vì nếu sử dụng những thuốc này sẽ làm cho cơ thể trẻ không những không khỏi bệnh mà còn làm cho trẻ trở nên nóng hơn, bệnh nặng hơn…(Nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng tức là cơ thể nóng mà dùng thuốc nóng tất sẽ điên cuồng). Bởi vậy không nên dùng đông trùng hạ thảo khi sốt.
Đông trùng hạ thảo dưới góc nhìn của khoa học hiện đại đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, tăng khả năng tổng hợp protein, kích thích các tế bào để tăng cường hệ miễn dịch, giúp chống lại bệnh tật.Đông trùng hạ thảo tuy có rất nhiều lợi ích nhưng việc lạm dụng nó cũng sẽ gây ra những phản ứng bất lợi đối với cơ thể con người. Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị kích thích quá mức nó sẽ gây ra rắc rối, chẳng hạn như phát ban, nổi mề đay… còn có thể gây suy thận nghiêm trọng. Không thể dùng đông trùng hạ thảo một cách tùy tiện và nghĩ rằng nó vô hại, cần có hướng dẫn chính xác của bác sĩ.
The Silk Road Sưu tầm & Tổng hợp
The Silk Road – Chuyên Kinh Doanh Các Sản Phẩm Độc & Lạ
Địa chỉ showroom: Số 15 Phan Kế Bính, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Cách thức mua hàng: Quý khách có thể mua hàng trực tiếp tại showroom hoặc COD nội thành TP. HCM, chuyển khoản thanh toán với các Tỉnh/ Thành phố khác.
Hotline tư vấn: 0918.688.916
Facebook: www.facebook.com/thesilkroad.antique/