Thần chú ngắn bằng tiếng Tây Tạng:
Tadyata: Om Bekandze Bekandze Maha Bekandze Radza Samudgate Soha
Giới thiệu về Đức Phật Dược Sư
Đức Phật Dược Sư gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai hay còn gọi là Đại Y Vương Phật, Y Vương Thiện Thệ. Ngài là giáo chủ nước Tịnh Lưu Ly ở phương Đông. Cúng dường, chiêm bái Đức Phật Dược Sư có thể tiêu trừ được hàng trăm bệnh, tiêu trừ nguyên nhân của căn bản phiền não.
Trong các tranh vẽ hoặc tượng, Ngài được thể hiện có một mặt, hai tay, thân màu sắc xanh lưu ly. Đức Dược Sư Phật an toạ trong tư thế Kim Cương, trên bảo tòa nguyệt luân hoa sen, Ngài có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Ngài khoác trên mình ba tấm y giải thoát. Tay phải trong thế Thí nguyện ấn trì giữ thảo dược, tay trái để ngửa trì giữ bình bát chứa đựng thần dược đem diệu cam lồ diệt trừ vô lượng tật khổ, thành tựu viên mãn mọi tâm nguyện của chúng sinh.
Các hóa thân khác của Phật Dược Sư
Theo giáo lý của Đức Phật Thích Ca, có bảy hóa thân khác của Phật Dược Sư, mỗi vị với màu sắc và cõi Tịnh Độ riêng. Sangye Menla, Phật Dược Sư mà chúng ta thảo luận ở đây có màu xanh dương và an trụ ở “Hài Lòng Qua Sự Thấy”. Những vị Phật Dược Sư này có nhiều màu sắc khác nhau, chẳng hạn vàng, hồng, đỏ và xanh dương. Chư vị ngự tại những cõi Tịnh Độ như Quang Thắng, Diệu Bảo, và Vô Ưu. Vị Phật Dược Sư thứ tám, màu vàng và cõi Tịnh Độ của Ngài, “Bất Khả Phân” là thế giới này.
Đức Phật Dược Sư và Nghiệp chữa bệnh
Trong truyền thống Phật giáo, vị thầy chữa bệnh nguyên thủy và đầu tiên là đức Phật. Thường được gọi là Đức Phật Dược Sư, chính đức Phật Dược Sư đã tiết lộ các bài pháp thiêng liêng được gói ghém trong những bài kinh được gọi là Tứ Mật Y. Tất cả y thuật của Phật giáo đều bắt nguồn từ bộ kinh thiêng liêng nầy. Như đã giải thích trong bài đầu tiên của các bài kinh nầy, đức Phật Dược Sư một lần đã ngồi thiền định, và xung quanh các vị đệ tử gồm có các vị y sĩ, các vị thông thái, thiên vương và các vị Bố Tát, tất cả đều ước muốn học hỏi về phương pháp chữa bệnh. Tất cả đều lặng người bởi hào quang sáng rỡ trang nghiêm của đức Phật, mà không dám mở lời. Biết được nguyện vọng của họ, đức Phật Dược Sư đã phát ra hai ánh hào quang, ánh hào quang thứ nhất là lời thỉnh cầu học pháp, và ánh hào quang thứ hai giảng giải về pháp nầy. Nhờ vậy, bài kinh nầy được nói ra, và đức Phật Dược Sư giải thích những chứng bệnh khác nhau về thân cũng như tâm, giảng về nguyên nhân của chúng, sự chẩn đoán bệnh tình, và cách chữa trị.
Mặt khác, đức Phật hiểu rõ nguyện vọng của các đệ tử mà không cần họ phải nói ra, việc nầy cho thấy lòng từ bi vô hạn của đức Phật đối với các đệ tử. Thật vậy, các thầy chữa bệnh như đức Phật được gọi là những vị đại y sĩ không những chỉ vì khả năng chữa lành bệnh mà còn là vì lòng từ bi và trí tuệ để chẩn đoán và chữa trị tận gốc rễ của căn bệnh, dù là thân bệnh hay tâm bệnh.
12 đại nguyện của Phật Dược Sư
Khi còn là một Bồ Tát, Phật Dược Sư đã tuyên bố mười hai đại nguyện – thứ nêu rõ các cách thức mà Ngài làm lợi lạc chúng sinh. Ngài tuyên bố chúng với vô số chư Phật và Bồ Tát khắp hư không. Bên cạnh đó, Ngài thề sẽ chưa thành Phật nếu Ngài chưa hoàn thành việc tịnh hóa và hoàn thiện cõi Tịnh Độ Tịnh Lưu Ly.
Tuyên bố một chuỗi mười hai lời nguyện, Ngài miêu tả các thực hành bồ đề tâm, thứ định hình hành trình qua mười địa Bồ Tát của Ngài. Ngài chọn những đặc tính này là đối tượng của các lời cầu nguyện và thực hành của Ngài. Một cách tuyệt đối, những hứa nguyện của Phật Dược Sư mang sức mạnh của chân lý. Chúng là sự cô đọng của con đường Bồ Tát. Chúng ta có thể đặt trọn niềm tin vào những đại nguyện này.
MƯỜI HAI ĐẠI NGUYỆN CỦA PHẬT DƯỢC SƯ
- Trong cõi Tịnh Độ của tôi, nguyện mọi chúng sinh hiển bày 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của một vị Phật. Nếu điều này không xảy ra, nguyện tôi không thành Phật.
- Nguyện mọi hữu tình chúng sinh sinh trong cõi Tịnh Độ của tôi chiếu tỏa hào quang sáng ngời – thứ ánh sáng xua tan mọi tăm tối. Nếu điều này không xảy ra, nguyện tôi không thành Phật.
- Bất kỳ ai sinh ra trong cõi Tịnh Độ đó, nguyện họ tận hưởng sự trù phú về vật chất và thoát khỏi mọi bận tâm thế tục. Nếu điều này không xảy ra, nguyện tôi không thành Phật.
- Nguyện chúng sinh trong cõi Tịnh Độ đó sở hữu một tầm nhìn ổn định về tri kiến thanh tịnh. Nếu điều này không xảy ra, nguyện tôi không thành Phật.
- Nguyện chúng sinh sinh ra trong cõi Tịnh Độ của tôi chú tâm tới sự thanh tịnh của hành động. Nguyện kết quả của ác nghiệp bởi những hành động trong quá khứ có thể được trì hoãn tới thời điểm có lợi nhất cho sự phát triển tâm linh. Nếu điều này không xảy ra, nguyện tôi không thành Phật.
- Nguyện cầu họ tăng trưởng sức khỏe về thân và tâm. Nguyện họ thoát khỏi mọi bất tiện hay rối loạn, thứ ngăn cản sự phát triển tâm linh. Nếu điều này không xảy ra, nguyện tôi không thành Phật.
- Nguyện cầu Hồng danh của tôi trở thành Mật chú chữa lành mọi bệnh tật khổ đau. Nguyện cầu âm thanh Hồng danh và hình ảnh Hóa thân của tôi trở thành phương thuốc xoa dịu mọi đớn đau. Nguyện cầu âm thanh Hồng danh của tôi và sự quán tưởng hình tướng của tôi chữa trị mọi rối loạn và bệnh tật về thân. Nếu điều này không xảy ra, nguyện tôi không thành Phật.
- Nguyện cầu những người nữ nào muốn trở thành nam đều được toại nguyện. Nguyện cầu sự lựa chọn đó trực tiếp dẫn tới giác ngộ. Nếu điều này không xảy ra, nguyện tôi không thành Phật.
- Nguyện cầu những kẻ mang tà kiến hay niềm tin sai lầm về Giáo Pháp lập tức phát triển tri kiến đúng đắn khi họ nghe thấy danh hiệu của tôi. Kết quả là, nguyện cầu họ nỗ lực tiến hành các hoạt động Bồ Tát. Nếu điều này không xảy ra, nguyện tôi không thành Phật.
- Nguyện cầu những ai sống trong sợ hãi và dễ dàng bị điều khiển, cảm thấy bị đe dọa bởi sự giam hãm và trừng phạt, bỏ lại đằng sau nỗi sợ về tai họa. Nếu điều này không xảy ra, nguyện tôi không thành Phật.
- Nguyện cầu những kẻ mà sinh kế phụ thuộc vào việc bắt giữ và giết hại chúng sinh khác đều được đáp ứng mọi nhu cầu vật chất khi họ nghe thấy danh hiệu của tôi. Nguyện cầu sự tự do của họ sẽ dẫn đến việc nhận ra bản tính Bồ Tát bên trong. Nếu điều này không xảy ra, nguyện tôi không thành Phật.
- Khi nghe thấy Hồng danh của tôi, nguyện cầu những ai đang chịu đau khổ vì bất cứ kiểu đói, khát hay lạnh, đều được cung cấp mọi thứ cần thiết. Nguyện cầu thức ăn, đồ uống và quần áo giải phóng họ khỏi những bận tâm thế tục để họ có thể bắt đầu làm lợi lạc tha nhân. Nếu điều này không xảy ra, nguyện tôi không thành Phật.
12 hạnh nguyện của đức Phật Dược Sư đã chấn động tam thiên đại thiên thế giới. Bất luận là xuất gia hay tại gia nếu chuyên tâm trì niệm, chiêm ngưỡng và lễ bái hoặc nhớ nghĩ đến hình tượng của Ngài đều có thể vượt qua tất cả chướng duyên trong cuộc sống, được thân tướng đẹp đẽ trang nghiêm, đem lại niềm an vui tự tại cho chính mình và tha nhân. Nếu chúng ta làm vậy với lòng từ, bi và bồ đề tâm, điều này sẽ đem lại lợi lạc cho chính chúng ta cũng như mọi chúng sinh khác.
Hình ảnh đức Phật Dược Sư trong tranh Thangka
Trong tranh thangka, đức Phật Dược Sư luôn được vẽ màu xanh dương, tượng trưng cho sức mạnh. Chúng ta cần có sức mạnh. Khi có sức mạnh, chúng ta sẽ có một hệ thống miễn dịch, một loại năng lượng miễn dịch. Loại năng lượng miễn dịch này có khả năng chống lại sự yếu đuối của tâm lý và thân vật lý. Nếu tâm không đủ mạnh, ta sẽ luôn cảm thấy sợ hãi sự mong manh của vô thường, sẽ rất dễ tức giận, buồn chán và tuyệt vọng. Còn nếu đủ sức mạnh, tâm chúng ta sẽ giảm bớt giận dữ, buồn rầu, tuyệt vọng và tất cả các loại hạnh phúc chân thật sẽ đến. Như vậy điều trọng yếu là chúng ta phải làm cho tâm mình mạnh mẽ. Vì lý do đó, Đức Phật Dược Sư có màu xanh dương, màu biểu trưng cho sức mạnh mà ít người biết đến.
Tay bắt ấn thí nguyện và cầm cành thảo dược, tay kia cầm bình thuốc: đây là đặt điểm chính để nhận diện tượng, tranh đức Phật Dược Sư so với các vị Phật khác (Đức Phật Thích Ca thường có 1 tay bắt ấn xúc địa, Đức Phật A Di Đà bắt ấn thiền đinh). Bài thuốc của Đức Phật Dược Sư là bài thuốc trị các khổ não của chúng sanh, từ nỗi khổ tầm thường nhất là thiếu thốn về vật chất, tiền tài cho đến nỗi khổ vi tế nhất. Đọc 12 hạnh nguyện của Đức Phật Dược Sư thì chúng ta có thể hiểu Ngài là vị thầy thuốc chữa hầu hết các bệnh và mối lo của chúng sanh ở cõi Ta Bà (Thế giới mà chúng ta đang sống)
- Nét vẽ: Nét vẽ càng nhỏ, càng tinh tế, càng chi tiết thì tranh càng giá trị, yếu tố này thể hiện ở đài sen, hào quang nơi Ngài toạ và các chi tiết xung quanh
- Thần sắc: Tranh vẽ cần tôn vinh được thần sắc của Đức Phật Dược Sư là nghiêm trang, từ bi, và đặc biệt có sức hút, sức cảm đối với người xem tranh. Ghi chú: Không chỉ tranh Phật Dược Sư, mà đối với tất cả tranh Thangka, người thỉnh (mua) cần phải có duyên với tác phẩm, tức phải có sự rung động khi được thấy, được giới thiệu về tranh và có cảm giác mong muốn được gần với hình tượng Phật, Bồ Tát, Hộ Pháp trong tranh)
- Màu vẽ: Đức Phật Dược Sư luôn được thể hiện bằng màu xanh dương. Nhưng các phần khác thì có thể sử dụng đa dạng màu sắc, trong đó hai màu có giá trị cao nhất là màu đỏ và màu nhũ vàng 24k.
- Tác giả: Tác giả có tiếng thì tranh càng cao giá, tuy nhiên không phải bức Thangka nào cũng dễ dàng biết được tác giả, ở đây chúng ta quan sát nét vẽ, vụng hay tinh tế, đặc biệt các chi tiết nhỏ thì sẽ dễ dàng nhận biết được tay nghề của người vẽ tranh.
The Silk Road Sưu tầm và Tổng Hợp
The Silk Road – Chuyên Kinh Doanh Các Sản Phẩm Độc & Lạ, Trang Sức Nghệ Thuật
Địa chỉ showroom: 1A Công Trường Mê Linh (Cổng Thi Sách), Phường Bến Nghé, Q.1, TP HCM
Cách thức mua hàng: Quý khách có thể mua hàng trực tiếp tại showroom hoặc COD nội thành TP. HCM, chuyển khoản thanh toán với các Tỉnh/ Thành phố khác.
Hotline tư vấn: 0918.688.916
Facebook: www.facebook.com/thesilkroad.antique/
One thought on “Đức Phật Dược sư và 12 lời Đại nguyện”
Comments are closed.
Thần chú Phật Dược Sư nghe nhẹ nhàng, thư giãn lắm.